
Nhà theo phong cách 'vườn phố'
Dưới đây là một số phong
cách vườn phố dành cho các cấu trúc không gian từ nhỏ đến lớn,giúp gia chủ hình
dung một cách sắp xếp mới hiệu quả hơn cho không gian sống của mình.
1. Phong cách bán cổ
điển, dành cho những hộ có không gian vườn rộng và giao thoa trực diện với một
vách của bất cứ gian phòng nào. Đây là giải pháp tạo không gian mở để lấy được
toàn bộ cảnh của khu vườn, tạo nên một bức tranh vườn sống động, với 4 mùa khác
nhau bạn sẽ có 4 bức tranh thiên nhiên thay đổi theo từng thời điểm, thích hợp
cho biệt thự có sân sau rộng.
2. Phong cách hiện đại
và tiện dụng như một khu nghỉ dưỡng ngoài trời giúp tận dụng hết công năng của
không gian vườn làm nơi thư giãn và sinh hoạt. Cách thức lồng ghép nội và ngoại
thất phối hợp cho nhà vườn phố theo phong cách hiện đại.
3. Vườn phối hợp với
giếng trời là giải pháp mà hầu hết nhà phố áp dụng trong những năm gần đây. Đây
là giải pháp cho những ngôi nhà khuất hướng ánh sáng. Công năng của giếng trời
và vườn thu nhỏ có thể giúp tăng sinh khí, ánh sáng và khoảng xanh cho không
gian của bạn.
4. Giải pháp "chiếc
hộp màu xanh" này giúp cho bạn thiết kế một khu vườn riêng biệt với không
gian nhà, tận dụng những vách liên kết của những căn nhà xung quanh. Trông
khuôn viên nhà như một chiếc hộp màu xanh thu nhỏ thật xinh xắn, lọt thỏm giữa
bối cảnh đô thị hiện đại.
5. Phong cách bán cổ
điển cho nhà phố nhiều gian, đây có thể là sân chung tạo điểm nhấn đặc biệt cho
ngôi nhà. Kết hợp một số vật dụng bán cổ điển theo phong cách phục hưng nửa
đương đại, đem lại sự tinh tế và ấm cúng cho khu vườn mini của bạn.
6. Đem thiên nhiên vào
nhà, sự kết hợp một số cây miền nhiệt đới vào sảnh chính hay phòng khách lớn
của biệt thự, giúp căn phòng trở nên thân thiện và tươi mát hơn. Yếu tố xanh
trong kiến trúc đô thị là một trong những điểm nhấn của nhà phố hiện đại nhằm
đem lại hiệu quả giảm căng thẳng, mệt mỏi.
7. Biện pháp lấy sáng và
sinh khí cho những căn nhà có lối đi bên hông hoặc vườn sau nhỏ. Tạo dựng một
khu vườn thu nhỏ nép sát tường giúp bạn tiết kiệm được không gian, nhưng vẫn
thể hiện hình ảnh một khu vườn sinh động. Kết hợp nhiều loại cây với kích cỡ lá
sẽ khiến mảnh vườn trông sinh động và ấn tượng.
8. Khu vườn nhỏ theo
phong cách Tây phương hợp với dạng không gian nhà phố nhỏ. Đèn vườn và một tấm
kính bố trí tại đây có thể làm cho không gian bạn sinh động hơn và được nhân
đôi diện tích, tạo điểm nhấn sinh động cho khu vườn nhỏ xinh.
9. Giải pháp bức tường
nhiệt đới khiến cho gian phòng khách có chiều sâu và sinh động hơn. Thiết kế
này tạo điểm nhấn cho những gian phòng khách rộng và nhiều ánh sáng, đem lại
cảm giác dễ chịu, tạo sự nhẹ nhàng và cá tính hơn.
10. Một chiếc xe hoa
theo kiểu nông thôn thích hợp cho những nhà có diện tích vườn nhỏ và cần tạo
điểm nhấn cho sân trước hoặc sân sau. Phong cách sinh động và trẻ trung, xe hoa
4 mùa, mang lại bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và phong phú.
11. Tiểu cảnh
xanh nhỏ trong không gian nhà phố theo phong cách Nhật kết hợp với bàn trà đạo.
Một "khu vườn nhỏ nhắn" trong tư gia giúp bạn cảm thấy thư giãn,
nhanh chóng lấy lại cân bằng, nạp thêm năng lượng và sinh khí. Đặc biệt, góc
trà đạo nhỏ này thích hợp cho những người lớn tuổi và hưu trí.
Vì thế, cải thiện không gian vườn cho nhà phố hiện là mối quan tâm của hầu hết
các hộ gia đình.
Tư vấn khác
Hiện nay, công trình xây dựng có thể có những thiết bị và hệ thống kỹ thuật liên quan khác hiện đại hơn; song điện – nước vẫn là căn bản, gắn bó chặt chẽ với quy trình thiết kế, thi công các hạng mục khác và có ý nghĩa nhiều trong quá trình vận hành công trình.
Gia đình tôi có mảnh đất diện tích hơn 300m2, khá rộng nên muốn xây một
căn biệt thự vườn để tạo cảnh quan đẹp mắt và có góc thư giãn ngoài trời
thoải mái. Vườn tôi đã lên ý tưởng decor nhưng nhà thì chưa tìm ra
phương án nào hợp lý, thiết kế ra sao cho vừa vặn với như cầu sinh hoạt
của gia đình nên nhờ KTS tư vấn giúp (về diện tích xây dựng, cách phân
chia không gian).
Các không gian sinh hoạt yêu cầu như sau: gara ô tô, phòng khách, bếp
ăn, sinh hoạt chung (đọc sách, thưởng trà, xem phim), 2 phòng ngủ. Xin
chân thành cảm ơn!
Yêu nét kiến trúc truyền thống nhưng cũng say mê sự hiện đại, chủ nhân của căn hộ này đã khéo léo lồng ghép để đưa được cả 2 yếu tố trên vào nơi ở của mình.
Thông thường, sân trong là khoảng không gian tập trung chính cho nhiều mục đích khác nhau từ nấu nướng, ăn uống đến vui chơi, giải trí... nhưng đôi khi nó chỉ có tác dụng như một khoảng thông tầng nhỏ trong nhà, vì vậy không nhất thiết phải có thảm thực vật đi cùng.